Phân loại các loại kìm cầm tay

Trong các công cụ cầm tay thì kìm là công cụ có công năng sử dụng rộng rãi nhất. Các loại kìm cầm tay có nhiều loại tương ứng với nhiều công dụng khác nhau, từ kìm công nghiệp, kìm đa năng đến kìm điện… Về việc chọn mua kìm, nhiều người thường nghĩ chọn sao cũng được. Thế nhưng trên thực tế, bạn cần hiểu rõ chức năng của từng loại kìm khác nhau để có thể chọn mua đúng nhu cầu.

 

So sánh công năng 7 loại kìm thông dụng trong các loại kìm cầm tay hiện nay

 

1. Kìm răng

Kìm răng còn được gọi là kìm vạn năng. Là loại kìm phổ biến trong các loại kìm cầm tay. Công năng của loại kìm này đã được thể hiện từ ngay tên gọi của nó. Đây là loại kìm không thể thiếu để sửa chữa điện đơn giản trong gia đình, và càng không thể thiếu trong bộ đồ nghề của thợ điện.

kìm răng

Công dụng của loại kìm này rất đa dạng: cắt, tuốt, bấm…

 

2. Kiềm cắt

Kìm cắt hay còn được gọi là kìm cắt chéo. Loại kìm này được dùng nhiều trong ngành điện, điện tử, viễn thông, xây dựng, làm đồ nhựa, làm đồ da thuộc, và thậm chí là làm đồ thủ công (handmade).

kìm cắt

Kìm cắt chéo được dùng để cắt, kẹp, tuốt vỏ dây điện, dây cáp có vỏ bọc, dây cứng không vỏ bọc, cắt nhựa và cắt da thuộc.

 

3. Kìm nhọn

Còn được gọi là kìm mỏ nhọn, loại kìm này có thiết kế đầu nhọn, dài để phù hợp với việc xoắn, vặn ở trong không gian hẹp, nhỏ.

kìm nhọn

Kìm nhọn được dùng để kẹp, gắp các vật nhỏ, uốn cong các loại dây, kẹp các đồ trang sức, cắt dây như dây điện, dây thép, dây đồng. Ngoài ra, nó còn có công dụng lắp ráp, đưa các vật nhỏ vào vị trí hẹp, gắp các vật nhỏ.

 

4. Kìm cộng lực

Tên tiếng anh của loại kìm này là Bolt Cutter, là loại kìm công nghiệp dùng nguyên lý cộng lực để cắt, uốn những vật liệu có độ cứng trung bình đến kim loại siêu cứng như thiếc, sắt, thép, nhôm, đồng.

kìm cộng lực

Kìm cộng lực có thể cắt được cả những loại dây cứng, có đường kính lớn bằng cấu tạo 2 gọng kìm có độ bám lớn. Kìm giúp tuốt phần vỏ dây cực ngọt và dễ dàng mà không cần đến dao kéo hay đốt lửa.

 

5. Kìm cắt mép

Loại kìm này còn được gọi là kìm càng cua, vì đầu kìm có hình dáng như chiếc càng cua. Thông thường các hộ gia đình rất ít khi trang bị loại kìm này vì chúng ít có cơ hội dùng trong sửa chữa điện gia dụng.

kìm càng cua

Tuy nhiên với thiết kế đặc biệt này giúp kìm có thể cắt các phần rìa, đầu dây dư và đầu đinh ri-vê một cách dễ dàng, kìm cắt mép vẫn có mặt trong một số hộ gia đình có nhu cầu sửa chữa điện cao hơn.

 

6. Kìm chết

Loại kìm công nghiệp này có lực kẹp rất lớn. Lực này giúp giữ vật cần cắt ổn định mà không cần dùng đến sức người giữ. Nền tảng của lực này đến từ cơ chế khóa bulong giúp giữ hàm kẹp đúng vị trí mong muốn.

kìm bấm khóa chết

Kìm chết dùng để kẹp, vặn xoắn chi tết một cách dễ dàng và thuận tiện.

 

7. Kìm cắt cáp điện

Đây là loại kìm chuyên dụng, dùng riêng cho việc cắt cáp điện. Lưỡi kìm thường được tinh luyện từ chất liệu cao cấp, điển hình là vật liệu thép hợp kim. Vật liệu này giúp kìm có độ rắn chắc tối ưu, chịu nhiệt tốt, chống ăn mòn, biến dạng và cong vênh khi bị tác động mạnh.

kìm cắt cáp

Tại sao nên dùng kìm chất lượng trong các loại kìm cầm tay?

 

Kìm dỏm tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng nhưng sẽ gây ra rất nhiều bất tiện trong quá trình sửa chữa. Kìm công nghiệp chất lượng được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để người sử dụng cảm thấy dễ dàng thao tác nhất, điều mà kìm dỏm không thể có được.

Ngoài ra, khi sử dụng những loại kìm chuyên dụng như kìm cắt cáp, kìm bấm cos…, kìm dỏm sẽ làm hạn chế hiệu suất rất nhiều. Các loại kìm chuyên dụng cần phải là kìm chất lượng, chuyên nghiệp để cho hiệu suất cao nhất. Vật liệu làm kìm chất lượng thường là vật liệu cao cấp, có khả năng chịu đựng va đập, chịu nhiệt và độ cứng cao.

Kìm tuy là vật dụng đặc thù nhưng giúp ích khá nhiều trong việc sửa chữa điện và các ngành khác, các thợ điện, thợ sửa cáp có tay nghề đều ưa chuộng kìm công nghiệp chất lượng vì những tiện lợi trong quá trình sử dụng mà chúng đem lại.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời